Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh tim mạch hơn đàn ông?

BTV
CN 10/03/2024

Trong những nghiên cứu gần đây, bệnh tim mạch ở nữ giới đột nhiên tăng cao, tỷ lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Nguyên nhân vì sao lại xảy ra chênh lệch tỷ lệ này, chúng ta cùng Yuwell Việt Nam đi tìm hiểu. Liên hệ 0798.622.989 để mua hàng giá tốt.

Thông thường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và nữ giới là như nhau. Nhưng trong những nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, tỷ lệ đau tim ở nữ giới lại vượt hơn hẳn ở nam giới.

Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn đàn ông

Bệnh tim mạch có phải mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ?

Đúng. Tỷ lệ bệnh mới mắc của bệnh mạch vành ở nam giới tại một lứa tuổi nào đó sẽ tương tự tỷ lệ mới mắc ở phụ nữ lớn hơn lứa tuổi trên 10 năm. Tuy nhiên, số trường hợp hiện mắc ở phụ nữ lớn tuổi cao hơn so với nam giới trẻ tuổi.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh tim mạch nhất?

Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, cần phải sàng lọc thường xuyên:

  • Người cao tuổi: Phụ nữ từ 55 tuổi đến 64 tuổi, khi đã trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người có huyết áp cao: Huyết áp có thể hiểu là áp lực của tim mỗi khi thực hiện tống máu qua các mạch máu đến hệ cơ quan và mô. Huyết áp quá cao (một tình trạng gọi là tăng huyết áp) có thể làm hỏng thành mạch, tạo điều kiện cho các mảng bám hình thành. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch ở phụ nữ và là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, phụ nữ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp để kịp thời điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
  • Người có mức Triglyceride và Cholesterol bất thường: Triglyceride là dạng chất béo phổ biến nhất trong cơ thể, có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của hệ cơ quan. Cholesterol là thành phần xây dựng nên các tế bào và hormone. Để hiểu đơn giản, trong cơ thể tồn tại 2 loại cholesterol: tốt và xấu. Cholesterol tốt (HDL, hay Lipoprotein tỷ trọng cao) giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch ở nữ bằng cách thu thập cholesterol trong máu và đưa đến gan để phá hủy. Cholesterol xấu (chủ yếu là LDL, hay Lipoprotein tỷ trọng thấp) làm kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể, gây ra viêm. Tình trạng viêm gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch và cuối cùng là xơ vữa động mạch.
  • Bệnh nhân đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao vượt quá kiểm soát có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim mạch. Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm: Thừa cân, thiếu vận động, cholesterol bất thường và mức đường huyết cao hơn bình thường. Kiếm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết thường xuyên cũng là trong những cách giúp nữ giới giảm thiểu nguy cơ tim mạch.
  • Người có lối sống không lành mạnh: Có thói quen hút thuốc, lười tập thể dục và thừa cân.

A close-up of a blood sugar meter

Description automatically generated

Tiểu đường là một trong những căn bệnh gây biến chứng tim mạch cao

Vậy vì sao phụ nữ lại có nguy cơ tim mạch cao hơn?

Cả nam lẫn nữ đều có thể mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc bị trầm cảm. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mắc bất kỳ bệnh nào trong số này, có thể có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn nam giới (theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ). Trên thực tế, trầm cảm ở phụ nữ phổ biến cao gấp đôi so với nam giới - làm tăng gấp đôi nguy cơ đau tim của phụ nữ.

Những năm 1980, các nghiên cứu khác về bệnh tim chứng minh rằng phụ nữ tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh tim. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tuổi còn trẻ, phụ nữ tương đối ít bị bệnh tim nhờ có hormon nữ estrogen bảo vệ, nhưng tới gần tuổi mãn kinh thì bệnh xảy ra nhiều hơn.

Với người từ 45 tới 64 tuổi thì cứ 8 người sẽ có 1 người đang mang trong mình một loại bệnh tim nào đó và khi tới tuổi 65 thì nguy cơ đó tăng lên tỷ lệ 1/4 (cứ 4 người thì có 1 người bị bệnh tim). Và một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khi đã bị bệnh tim sẽ dễ bị nặng hơn nam giới là họ thường chần chừ mãi mới tới bệnh viện khi có dấu hiệu cơn đau tim. Vì họ cứ cho rằng các dấu hiệu này là do khó khăn tiêu hóa hoặc stress hoặc trì hoãn vì không muốn tạo ra lo lắng cho người thân.

A person sitting on a couch holding a remote

Description automatically generated

Bệnh tim mạch xảy ra nhiều ở những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh

Một số dấu hiệu bệnh tim mạch cần cảnh giác

Để nhanh chóng phát hiện bệnh tình, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

1. Cảm giác ĐAU:

  • Đột nhiên thấy khó chịu hoặc đau trước ngực, cổ, hàm, vai, tay. Cơn đau kéo dài trên vài phút
  • Đau như có gì cháy bỏng, siết ép đè nặng lên ngực.
  • Cơn đau vẫn không hết khi bạn đã ngồi nghỉ.
  • Cơn đau nhiều khi không rõ ràng: đau khi gắng sức, hết khi nghỉ ngơi.

2. Khó thở, thở hụt hơi

3. Buồn nôn, cảm thấy đầy bụng khó tiêu

4. Đổ mồ hôi, da lạnh, ẩm.

5. Tâm trạng sợ hãi, lo âu

Cách phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch

Mặc dù một số yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng có nhiều điều bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình. Người ta ước tính rằng 80% bệnh tim mạch, bao gồm đau tim và đột quỵ, có thể được ngăn ngừa thông qua thay đổi lối sống, chẳng hạn như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim: Tránh thực phẩm chế biến sẵn và quá ngọt. Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Tập thể dục thường xuyên: tập luyện ít nhất 150 phút/ tuần để tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn.
  • Giảm rượu: Phụ nữ nên hạn chế uống không quá một ly rượu mỗi ngày.
  • Vận động nhiều hơn: Ngoài tập thể dục, bạn nên vận động suốt cả ngày và tránh ngồi lâu.
  • Quản lý căng thẳng: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy căng thẳng có liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch.
  • Tăng cường kiểm soát đường huyết và huyết áp bằng các thiết bị y tế Yuwell.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm: Bệnh tim có thể khó dự đoán, và đôi khi không có triệu chứng. Đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm là cách tốt nhất để nhận biết các yếu tố nguy cơ và điều trị các bệnh có liên quan đến bệnh tim, chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao.

A doctor holding a heart with a stethoscope

Description automatically generated

Thay đổi lối sống tích cực và vận động thường xuyên giúp trái tim khỏe mạnh

Mức độ bệnh tim mạch của cả hai giới tính là như nhau. Tuy nhiên, sức khỏe của phụ nữ sẽ suy yếu hơn nam giới qua nhiều giai đoạn sinh sản. Do đó, việc duy trì vận động, cẩn trọng với các yếu tố nguy cơ là cách khiến phụ nữ chúng ta có một trái tim khỏe hơn, kéo dài tuổi thọ.

---

Các nguồn tham khảo:

  1. Website vinmec.com
  2. Báo tienphong.vn