Thuốc insulin – thuốc duy trì cuộc sống cho người bệnh tiểu đường

BTV
Th 2 26/02/2024

Khi nói tới những người bị tiểu đường hay béo phì, người ta sẽ nghĩ ngay đến thuốc insulin. Vậy thì chính xác thuốc này là gì? Và nó có tác dụng gì trong điều trị bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng Yuwell Việt Nam tìm hiểu nhé. Liên hệ hotline 0798 622 989.

Insulin là một hormone được tiết ra từ tế bào β trong đảo Langerhans của tuyến tụy, đây là hormone quan trọng nhất của quá trình lưu trữ và sử dụng đường. Khi mắc phải bệnh tiểu đường, hormone này suy yếu nên cần phải tiêm thuốc insulin vào cơ thể để duy trì sự ổn định, acid amin và acid béo, duy trì lượng đường trong máu. Vậy tầm quan trọng của thuốc đến đâu, tác dụng phụ của thuốc như thế nào, mời cập nhật thông tin từ bài viết sau đây.

Insulin là gì?

Thuốc insulin là gì? Mối quan hệ giữa thuốc và bệnh tiểu đường

Thuốc insulin là loại thuốc được bào chế nhân tạo dùng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Thuốc thường là thuốc chích dưới da, có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường đó chính là do lượng đường trong máu tăng cao hơn các chỉ số bình thường. Và chính insulin là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Nếu cơ thể của bạn thiếu hụt insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra bệnh tiểu đường.

Bởi vậy insulin là hormon không thể thiếu trong cơ thể giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh tiểu đường. Và tùy vào lượng đường có trong máu mà bạn sử dụng các tác dụng của thuốc insulin khác nhau.

Thuốc insulin điều trị bệnh tiểu đường

Các loại insulin điều trị bệnh tiểu đường

Các loại thuốc insulin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường được phân loại như sau:

  1. Insulin tác dụng nhanh: Hoạt động sau 15 phút tiêm và hoạt động tốt nhất sau 01 giờ. Có tác dụng trong 02 giờ đến 04 giờ. Thời gian tiêm insulin tốt nhất là trước bữa ăn và khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. (nếu bạn đang sử dụng thuốc insulin tác dụng kéo dài)
  2. Insulin tác dụng ngắn: Hoạt động sau 30 phút tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 02 giờ đến 03 giờ. Có tác dụng trong 03 giờ đến 06 giờ. Thời gian tiêm insulin tốt nhất là trước bữa ăn và khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. (nếu bạn đang sử dụng thuốc insulin tác dụng kéo dài)
  3. Insulin tác dụng trung bình: Hoạt động sau 02 giờ đến 04 giờ tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 04 giờ đến 12 giờ. Có tác dụng trong 12 giờ đến 18 giờ. Cách sử dụng tốt nhất là 02 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn.
  4. Insulin tác dụng kéo dài: Hoạt động sau nhiều tiếng tiêm và có tác dụng tốt nhất sau 24 giờ tiêm. Để tốt nhất bạn có thể sử dụng kèm với thuốc insulin tác dụng nhanh hoặc thuốc insulin tác dụng ngắn.

Có nhiều loại insulin theo từng giai đoạn bệnh

Chỉ định và liều dùng thuốc insulin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường (*)

Tất cả các loại thuốc insulin đều được dùng để điều trị cho mọi loại tiểu đường.

  1. Bệnh nhân tiểu đường Type 1 bắt buộc phải dùng thuốc insulin để điều trị.
  2. Đối với bệnh nhân tiểu đường Type 2 cần được điều trị bằng insulin khi:
  • Trong trường hợp cấp cứu: tiền hôn mê, hôn mê do bệnh tiểu đường.
  • Tiểu đường có ceton máu và niệu cao.
  • Bệnh nhân sút cân nhiều, suy dinh dưỡng, bệnh nhiễm khuẩn kèm theo.
  • Chuẩn bị can thiệp phẫu thuật, trong thời gian phẫu thuật.
  • Các bệnh nhân tiểu đường sau cắt tụy tạng.
  • Có biến chứng nặng do tiểu đường: bệnh lý võng mạc, suy gan, suy thận nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim mạch nặng.
  • Thất bại với chế độ ăn, luyện tập và các thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
  1. Bệnh tiểu đường ở người có thai (Bệnh tiểu đường thai kỳ).
  • Liều dùng insulin cho người bệnh tiểu đường

Trên cơ sở định lượng insulin trong máu của người bình thường, ta thấy lượng insulin bài tiết trung bình khoảng 18 – 40 đơn vị/24 giờ, một nửa số đó đó được gọi là insulin nền, lượng insulin còn lại được tiết theo bữa ăn.

  1. Bệnh tiểu đường Type 1: 0,5 – 1 UI/kg/ngày, thông thường 0,6 UI/kg/ngày.
  2. Bệnh tiểu đường Type 2: Trung bình 0,3 – 0,6 UI/kg/ngày.
  • Bệnh nhân gầy: 0,2 UI/kg/ngày.
  • Bệnh nhân béo phì + kháng insulin: 0,5 UI/kg/ngày. Thậm chí 01 – 02 UI/kg/ngày.
  • Insulin nền: 0,1 – 0,2UI/kg/ngày.

Để duy trì lượng đường huyết ổn định, thuốc insulin nên dùng nằm trong khoảng từ 0,2 – 0,5 UI/kg/24h.

Sơ đồ tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường

Chống chỉ định dùng insulin (*)

Những đối tượng sau không được dùng thuốc insulin điều trị bệnh:

  1. Dị ứng với Insulin
  2. Hạ đường huyết
  3. Không truyền Insulin khi K+ < 3,3 mmol/l

Một số lưu ý và tác dụng phụ không mong muốn của thuốc

Khi sử dụng thuốc insulin trong điều trị tiểu đường, cần lưu ý:

  • Rửa tay sạch trước khi tiêm.
  • Bảo quản insulin còn thừa trong ngăn mát của tủ lạnh (nhiệt độ từ 2 – 8oC).
  • Chú ý kiểm tra hạn sử dụng của insulin.
  • Kim tiêm chỉ nên dùng một lần.

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc:

  • Hạ đường huyết là trường hợp hay gặp nhất khi sử dụng insulin. Nếu thừa insulin sẽ gây nên những ức chế trong sự chuyển hóa glycogen khiến lượng glucose trong máu bị giảm mạnh, gây nên hạ đường huyết.
  • Nếu tiêm insulin quá liều sẽ dẫn đến làm phóng thích ra quá nhiều hormone điều hòa ngược, gây ra hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng. Đó là hiện tượng somogyi, hay còn gọi là “tăng đường huyết dội ngược”.
  • Một tác dụng phụ hiếm gặp của insulin đó là dị ứng. Bạn cũng không nên chủ quan với tác dụng phụ này, hiếm gặp nhưng không phải là không có và không nguy hiểm.

Insulin là một thuốc quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường. Do vậy, nhân viên y tế cần nắm rõ đặc tính của các loại thuốc insulin và cách sử dụng thuốc để hướng dẫn cho bệnh nhân thao tác đúng, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn của thuốc, tránh tai biến cho thể xảy ra cho người bệnh.

---

Nguồn tham khảo (*): https://suckhoenoitiet.vn/insulin-nhung-dieu-can-biet.html